Vệ sinh bệnh viện là việc làm sạch các khu vực trong bệnh viện từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ khu vực ít lây nhiễm đến khu vực lây nhiễm cao nhằm mang lại không gian khám chữa bệnh sạch sẽ, an toàn cho các bác sĩ, người bệnh và người nhà của bệnh nhân. Vệ sinh bệnh viện giúp tạo môi trường khám chữa bệnh an toàn. Bệnh viện là nơi tập trung rất nhiều các loại vi rút, vi khuẩn và các mầm bệnh dịch, là nơi có khả năng lây nhiễm chéo rất cao. Vì thế việc vệ sinh bệnh viện là điều cực kỳ thiết yếu. Vệ sinh bệnh viện sạch sẽ góp phần làm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tạo môi trường làm việc an toàn cho các y bác sĩ, bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, giúp họ phục hồi nhanh hơn. Bao gồm những công việc nào? Tại bệnh viện, mức độ ô nhiễm của mỗi khu vực là khác nhau. Do đó mỗi khu vực cần phải được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng với quy trình và tiêu chuẩn riêng.

1.Vệ sinh ngoại cảnh Sân vườn, Hành lang, Cầu thang, Nhà vệ sinh chung:

2.Vệ sinh khu buồng bệnh Buồng bệnh là nơi tập trung nhiều tác nhân gây ô nhiễm bề mặt. Chính vì vậy, việc vệ sinh khu vực này là một trong những công việc quan trọng nhất.

3.Vệ sinh thiết bị chuyên dụng trong bệnh viện Dụng cụ khám chữa bệnh thường ẩn chứa rất nhiều vi rút vi khuẩn gây hại. Vì thế, để tránh lan truyền bệnh dịch trên diện rộng, tất cả các thiết bị/dụng cụ y tế đều phải được làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn theo đúng quy định.

4.Vệ sinh phòng sinh hoạt chung Vệ sinh bệnh viện là gì và vệ sinh phòng sinh hoạt chung có quan trọng không? – Đây là nơi các bác sĩ nghỉ ngơi, giao ca, họp nội bộ. Để đảm bảo không gian làm việc cho đội ngũ y bác sĩ thì nhân viên vệ sinh phải tiến hành làm sạch khu vực này tần suất tối thiểu 2 lần/ngày.

5.Vệ sinh chăm sóc thiết bị sử dụng nước chữa bệnh Các thiết bị sử dụng nước để chữa bệnh bao gồm máy bơm truyền dịch, máy bơm thuốc giảm đau… cần được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Trong quá trình sử dụng hóa chất lỏng để lau chùi các thiết bị này, nhân viên vệ sinh phải chú ý chỉ lau bằng khăn ẩm, sau đó lau lại với khăn khô, tránh đổ hóa chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt thiết bị sẽ dẫn đến cháy, hỏng hóc hoặc hư hại nặng.

6.Vệ sinh thiết bị di chuyển trong bệnh viện Vệ sinh bệnh viện là gì và bao gồm các thiết bị nào: Các thiết bị di chuyển trong bệnh viện bao gồm cáng, xe lăn, xe đẩy người bệnh, xe cứu thương…

7.Vệ sinh phòng vô khuẩn, phẫu thuật Phòng vô khuẩn và phẫu thuật là hai khu vực trong bệnh viện đòi hỏi việc vệ sinh phải diễn ra nghiêm ngặt và khắt khe nhất. Khi vệ sinh khu vực này, nhân viên vệ sinh cần chú ý mang phương tiện phòng hộ cá nhân đầy đủ.

8.Vệ sinh khu tái chế (bảo dưỡng, phục hồi) dụng cụ thiết bị y tế Dụng cụ thiết bị y tế sau khi sử dụng sẽ được thu gom tập kết tại một chỗ để tiện cho việc phân loại và xử lý. Nhân viên vệ sinh tiến hành phân loại các dụng cụ y tế tại nguồn. Từng loại dụng cụ sẽ được đặt riêng vào trong bao bì lưu chứa theo quy định.

9.Vệ sinh phòng thí nghiệm Vô khuẩn và tiệt trùng là một trong những yêu cầu hàng đầu của các phòng thí nghiệm trong bệnh viện. Do đó, việc vệ sinh các phòng thí nghiệm phải được thực hành nghiêm túc và đúng quy trình, nhất là quy trình làm sạch các dụng cụ thí nghiệm và quy trình làm sạch bề mặt các thiết bị xét nghiệm. Khi dụng cụ thí nghiệm và thiết bị xét nghiệm sạch sẽ, vô khuẩn sẽ giúp cho các kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác hơn.

10.Vệ sinh khu đặc biệt Trong bệnh viện sẽ có những khu vực cần phải được vệ sinh đặc biệt như: khu vực chạy thận, khu vực chăm sóc trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ vệ sinh bệnh viện thì đừng quên liên hệ ngay với Công Ty Thành Đồng – công ty vệ sinh uy tín nhất thị trường hiện nay nhất thị trường hiện nay. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, báo giá nhanh nhất:

Địa chỉ: 66 Nguyễn Đệ, Q. Bình Thủy, TPCT Hotline: 0939.022.633 ĐT: 02923 933 322 – Fax: 02923 933 344 Email: dichvucantho.tm@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *