- Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao cho công tác chống thấm:
– Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng… – Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
– Không nên dùng nước trộn ximăng bột để ngâm hay quét hồ dầu ximăng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm. – Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các (xuyên ty trên vách) và râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông, vệ sinh sạch. Sử sụng vữa trát Sika monotop R sửa chưaz các khuyết tật bê tông.
– Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông. Các hộp kỹ thuật trong các khu hồ bơi (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
- Quy trình thi công chống thấm:
Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm – Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn… – Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân kẽ tường bao với sàn bê tông. – Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc. – Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót. – Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa ximăng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm. – Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần – Xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay
– Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.
Quy trình thi công chống thấm: – Với việc thi công các cổ ống xuyên sàn hoạc các hộp kỹ thuật cần phải hết sức thận trọng vì với các điểm nối này với bên tông nếu không có kinh nghiệm và không có vật liệu ứng dụng tốt sẽ không thể xử lý triệt để được việc thấm thông qua các vị trí này. Bước 1: Thi công – Dùng máy đục hoặc máy khoan để đục bỏ những chỗ bê tông thừa và đục tạo rãnh quanh khu vực ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật. – Làm vệ sinh sạch khu vực ống và bê tông đục rãnh bê tông đục bằng chổi sắt, cọ, máy thổi bụi hoặc các loại hóa chất chuyên dụng nếu có. – Quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) xung quanh các khu vực điểm nối, cổ ống – Rót vữa tự chảy không co ngót (Vữa Sika grout) để trám kín các rãnh, lỗ đã đục – Sử dụng thêm các sản phẩm trám khe nếu cần thiết. Bước 2: Các điểm cần chú ý – Trước khi thi công các sản phẩm chống thấm thì yêu cầu làm sạch bề mặt là yêu cầu tối cần thiết – Cần sử dụng các loại vật liệu đúng quy cách để đạt được hiệu quả cáo nhất. – Cần tiến hành công tác bảo dưỡng để các khu vực đổ bù vữa để tạo bề mặt đặc trắc và tránh rạn nứt sau thi công
Hình ảnh thi công